Triều Nguyễn là triều đại chế độ Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Triều Nguyễn đã tồn tại hơn 143 năm từ năm 1802 đến năm 1845 với 13 đời vua. Vậy các bạn có biết vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến nam triều không? Hãy cùng tìm hiểu nhé
Vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến nam triều?
Xây dựng chế độ phong kiến Nam triều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc mở rộng đất nước. Vậy vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến nam triều? Câu trả lời là Nguyễn Hoàng.
Nguyễn Hoàng đã xây dựng chế độ phong kiến nam triều như thế nào?
Nguyễn Hoàng là con thứ hai của Nguyễn Kim, thân mẫu họ Nguyễn. Ông sinh ra tại Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá. Năm 1558, Ông trấn thủ tại Thuấn Hóa. Ông nỗ lực vào hai việc chính: xây dựng bộ máy chính quyền và mở rộng bờ cõi.
Bước đầu, Ông chọn vị trí xây dựng cơ sở chính tại Ái Tử (Quảng Trị). Sau đó, do đất đai ngày càng được mở rộng và yêu cầu an toàn của dinh cơ trong các cuộc chiến tranh, năm 1570 Ông cho dời cơ sở chính về Trà Bát (Quảng Trị). Năm 1602, sau chuyến đi Quảng Nam, Ông nhận thấy vị trí thuận lợi của miền Thuận Quảng, Ông quyết định cho con là Nguyễn Phúc Nguyên ra khai hoang và xây dựng dinh thự ở đây. Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời, các chúa Nguyễn nhiều lần di dời thủ phủ. Đến năm 1687, thủ phủ được đặt tại Phú Xuân. Từ đó, Phú Xuân trở thành kinh đô của Đàng Trong dưới thời triều Nguyễn (1802-1945).
Bằng tài trí, sự thông minh và đức độ của mình, Nguyễn Hoàng đã biết khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi trong công cuộc khai hoang. Nhờ vậy, cùng đất Thuận Quảng nhanh chóng trở thành vùng đất phồn vinh, giàu có và trở thành hậu phương vững chắc cho chính quyền Đàng Trong. Nguyễn Hoàng thiết lập chế độ phong kiến Nam triều bằng việc cho mở các cuộc khai hoang, xây dựng đền chùa, tiếp biến văn hoá, chinh phạt xâm lấn, ngoại giao hôn nhân, trợ giúp khôi phục ngai vàng.
Ông sử dụng chính sách cai trị mềm mỏng để chinh phục được người dân Champa, Chân Lạp theo về với chính quyền mới.
Ông tích cực đẩy mạnh khai thác mỏ, mở giao dịch thương mại với nước ngoài. Nhờ đó mà những buổi đầu khai hoang, kinh tế phía Nam đã có những khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao hơn.
Thuận Quảng vốn là đất cũ của người Hindu giáo, Phật giáo. Do đó, để có thể có được sự ủng hộ của người dân và lưu giữ lại văn hóa dân tộc, Ông cho người sửa sang và xây dựng nhiều ngôi chùa. Đây là công việc to lớn giúp gìn giữ giá trị lịch sử Phật giáo của Đàng Trong.
Ông thiết lập quân đội, binh chủng, kỷ luật, nhờ đó trật tự trị an được đảm bảo góp phần tạo hiệu quả của cuộc khẩn hoang. Năm 1611,Champa quấy rối vùng biên giới, Nguyễn Hoàng sai Chủ sự Văn Phong vượt đèo đến Cù Mông để đánh Champa, giành lại phủ Phú Yên chia làm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Sau đó, nhiều lần vua Champa đến chiếm đánh khu vực miền trong nhưng đều thất bại. Đến năm 1697, nước Champa mất hẳn, lãnh thổ Đàng Trong mở rộng đến Bình Thuận.
Ngoài ra, Nguyễn Hoàng còn thực hiện ngoại giao hôn nhân, giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chay Chetta II (1620) và công chúa Ngọc Khoa với vua Champa Pôrômê (1631)….
Tóm lại, vào khoảng 457 năm trước, Nguyễn Hoàng đã có cuộc “ Nam tiến” thắng lợi. Ông là người có công lao to lớn trong việc xây dựng, mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế cho đất nước, tạo nên sự phong phú và đa dạng về văn hoá cho dân tộc. Nếu ai đó hỏi vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến nam triều thì câu trả lời là Nguyễn Hoàng. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng chắc chắn không thể phủ nhận được những giá trị của Nguyễn Hoàng đã mang lại cho dân tộc hôm nay và cả mai sau.