Nhà phân phối là gì? Sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý

nha phan phoi la gi 1
nha phan phoi la gi 1

Trong quy trình sản xuất sản phẩm cho đến khi đưa sản phẩm ra thị trường và đến tay người tiêu dùng, người ta không thể không thông qua trung gian là nhà phân phối. Vậy nhà phân phối là gì? Sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết về nhà phân phối ở dưới đây nhé!

nhà phân phối là gì
Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là gì? Là các đơn vị trung gian đưa sản phẩm đến các đơn vị đại lý và người tiêu dùng hoặc có thể hiểu là đơn vị trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất rồi trữ hàng trong kho và bán lại cho các đại lý hay người tiêu dùng.

Chính vì vậy nên vai trò của nhà phân phối trở nên rất quan trọng đối với các doanh nghiệp chuyên về sản xuất. Trong các trường hợp nếu doanh nghiệp không quản lý giá cả chặt chẽ thì các nhà phân phối độc lập có thể thay đổi giá bán khiến doanh nghiệp không thể can thiệp được.

Doanh nghiệp mong muốn điều gì ở nhà phân phối?

Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, một phần sản phẩm sẽ được nhà sản xuất đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và số còn lại sẽ kết hợp với các nhà phân phối với hệ thống bán lẻ trung gian để tiêu thụ. Vì vậy nên doanh nghiệp sẽ đặt nhiều kỳ vọng hơn về hệ thống phân phối và nhà phân phối, cụ thể như:

  • Hệ thống phân phối có mạng lưới phủ sóng ở khắp nơi.
  • Giá cả sản phẩm phù hợp khi đến tay người tiêu dùng.
  • Lợi nhuận ổn định, không bị chồng chéo về quyền lợi.
  • Trở thành nhà cung ứng chính được các nhà phân phối lựa chọn.
  • Luôn có những đề xuất cải tiến sản phẩm.
  • Có hệ thống phân phối độc quyền, không bị chồng chéo quyền lợi.
  • Có hệ thống nhà phân phối độc quyền.

Các điều kiện để trở thành nhà phân phối là gì?

nhà phân phối là gì
Điều kiện trở thành nhà phân phối

Để lựa chọn nhà phân phối cho sản phẩm của mình doanh nghiệp cần có các cơ sở, điều kiện như sau:

Không có sự mâu thuẫn về quyền lợi

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển được nhà phân phối độc quyền, tập trung kinh doanh riêng sản phẩm của mình. Nếu không tuyển được nhà phân phối độc quyền thì doanh nghiệp buộc phải chấp nhận nhà phân phối kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau sao cho không kinh doanh sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với mình.

Đảm bảo khả năng về tài chính

Nhà phân phối cần đảm bảo được khả năng tài chính của mình để đáp ứng các nhu cầu cho sản phẩm, công nợ duy trì quá trình kinh doanh như kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc, nhân sự.

Có kinh nghiệm phân phối

Để đạt được hiệu quả cao các nhà sản xuất thường tuyển chọn những nhà phân phối từng có kinh nghiệm phân phối các sản phẩm tương tự, bởi kiến thức và mối quan hệ mà nhà phân phối đó đã sẵn có, tạo sự thuận lợi và hiệu quả nhất định trong quá trình phân phối.

Bộ phận phân phối độc lập

Một nhà phân phối chất lượng là nhà phân phối có các bộ phận bán hàng, bộ phận phân phối riêng biệt. Khi đó các bộ phận làm việc độc lập giúp nhà phân phối dễ quản lý, đạt hiệu quả cao trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Có tư cách pháp nhân tốt

Đối với một số sản phẩm được xem là mặt hàng kinh doanh đặc biệt thì bắt buộc nhà phân phối cần có tư cách pháp nhân tốt và đáp ứng đủ các quy định đã được quy định rõ về mặt hàng đó.

Đề cao tinh thần hợp tác

Yếu tố quyết định khi tuyển chọn nhà phân phối chính là nhà phân phối đó đề cao tinh thần hợp tác giữa hai bên để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp việc phân phối trở nên hiệu quả và đạt doanh số cao.

Sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý là gì?

nhà phân phối là gì
Nhà phân phối và đại lý

Nhà phân phối và đại lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên có nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Dưới đây là bảng phân biệt giữa nhà phân phối và đại lý:

Nhà phân phối Đại lý
Đơn vị trung gian mua hàng hóa của doanh nghiệp sau đó bán lại cho các đại lý, nhà bán lẻ. Cơ sở, cá nhân ký kết làm đại  lý cho các nhà phân phối hoặc mở cửa hàng với hãng.
Cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và các đại lý bán lẻ kiêm các dịch vụ marketing làm sao để đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng hơn. Chỉ nhập hàng và bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, bán đúng sản phẩm của hãng.
Không thể cung cấp các dòng sản phẩm thuộc các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà phân phối là gì cũng như việc lựa chọn được nhà phân phối của các doanh nghiệp hay phân biệt rõ được hai khái niệm nhà phân phối và đại lý một cách tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây