Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế ở Việt Nam

dac khu kinh te la gi 1
dac khu kinh te la gi 1

Đặc khu kinh tế là gì? Có lẽ trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, có nhiều người vẫn chưa hình dung rõ mô hình đặc khu kinh tế. Đây là mô hình phát triển kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng, trong đó có Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giải đáp đặc khu kinh tế là gì? Hiện nay, Việt Nam có những đặc khu kinh tế nào?

Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế ở Việt Nam
Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Đặc khu kinh tế là gì?

Vậy đặc khu kinh tế là gì? Đặc khu kinh tế, viết tắt là SEZ (Special Economic Zones). Đây là khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia, nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong đặc khu kinh tế bị đánh thuế nhẹ hoặc có thể không bị đánh thuế, đây là chính sách hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích hoạt động kinh tế phát triển mạnh, giải quyết việc làm,an sinh xã hội. 

Được xem là mô hình phát triển kinh tế hiệu quả nhất, được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam đã áp dụng và tạo hiệu quả cao. Tùy vào chiến lược của mỗi quốc gia mà đặc khu kinh tế có những đặc tính riêng. 

Nhưng theo tình hình chung, đặc khu kinh tế được giới hạn về mặt địa lý, có rào chắn bảo vệ, có bộ phận quản lý điều hành, các doanh nghiệp được hưởng các lợi ích như thủ tục đơn giản hóa và miễn thuế.

Năm 1950, đặc khu Kinh tế đầu tiên trên thế giới ở sân bay Shannon ở Clare, Ireland. Tùy vào cách gọi của mỗi quốc gia, đặc khu kinh tế có các tên gọi khác như: Cảng tự do, khu công nghiệp, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do và khu chế xuất.

Mục tiêu hướng đến của đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế hướng đến các 3 mục tiêu chính:

  • Phát triển cơ sở hạ tầng.
  • Dịch vụ và hàng hoá được xúc tiến xuất khẩu.
  • Tạo việc làm, an sinh xã hội

Đặc khu kinh tế và chính sách liên quan của Nhà nước 

Để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước có những biện pháp thuyết phục đối với đặc khu kinh tế như sau:

  • Vị trí đắc địa chiến lược tại những nơi có cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế,…
  • Tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi như giảm thuế, miễn thuế, thủ đục đơn giản hóa, và chính sách lao động linh hoạt.
  • Người làm việc trong khu vực này được hưởng điều kiện sống tốt, cơ sở hạ tầng tiện lợi, có nhiều dịch vụ, tiện ích.
  • Tích hợp nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác.

Lợi ích của đặc khu kinh tế

Thông qua tăng trưởng bền vững để thúc đẩy kinh tế và công nghiệp hoá. Giúp các công ty, doanh nghiệp giảm được những chi phí xuất nhập khẩu. Đồng thời, tăng tính cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.

Những đặc khu kinh tế nổi tiếng của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có tổng 3 đặc khu kinh tế trọng yếu: Bắc Vân Phong, Vân Đồn và Phú Quốc, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Theo Bộ Tài Chính, cả 3 đề án đặc khu kinh tế cần khoảng 70 tỷ USD (tương đương 1,57 triệu tỷ đồng. 

đặc khu kinh tế là gì
Đề án cho 3 đặc khu kinh tế

Trong đó Phú Quốc 900 nghìn tỷ (giai đoạn 2016 – 2030), Bắc Vân Phong 400 nghìn tỷ (giai đoạn 2019 – 2025) và Vân Đồn 270 nghìn tỷ đồng (giai đoạn 2018 – 2030).  Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết về 3 đặc khu kinh tế ở Việt Nam:

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong

Thành lập năm 2006, Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong trở thành Đặc khu kinh tế đầu tiên trên cả nước. Mục tiêu hướng đến trở thành trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trung tâm công nghiệp – đô thị – du lịch – dịch vụ của khu vực Nam Trung Bộ. 

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có vị trí chiến lược, gắn liền với Cảng Vân Phong – cảng trung chuyển container quốc tế. Tổng diện tích hơn 1.500 km2, trong đó vùng biển rộng hơn 800 km2 và 700 km2 là diện tích đất liền.  Bao gồm khu thuế quan và khu phi thuế quan, có bức tường ngăn cách nhau.

Lợi thế lớn nhất của Bắc Vân Phong là có cảng nước sâu của Bán đảo Đầm Môn, có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT ra vào dễ dàng. Đồng thời, đây là điểm giao nhau giữa các tuyến đường Bắc – Nam và Tây Nguyên, do giao thông rất thuận lợi.

Đặc khu kinh tế Vân Đồn

Vân Đồn được xem là Đặc khu kinh tế trọng điểm của vùng phía Bắc nước ta. Chính phủ đã quyết định thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vào năm 2007. Quy hoạch tổng thể nơi đây trở thành trung tâm sinh thái biển đảo chất lượng cao và có chất lượng dịch vụ cao cấp. Vân Đồn trở thành đầu mối giao thương quốc tế, trung tâm hàng không, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng  Ninh nói riêng và kinh tế vùng phía Bắc.

Khu kinh tế Vân Đồn gồm 2 khu: Khu thuế quan và khu phi thuế quan. Tổng diện tích lên đến 2.200km2, trong đó phần diện tích đất liền 551,33km2 và vùng biển 1.620km2.

Đặc khu kinh tế Phú Quốc

Theo quyết định số 31/2013/QĐ-TTg  ngày 22/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Do đó, đặc khu kinh tế Phú Quốc được thành lập khi quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực ngày 10/07/2013.

đặc khu kinh tế là gì
Quy hoạch tổng thể của đặc khu kinh tế Phú Quốc

Đặc khu kinh tế là gì? và các Đặc khu kinh tế ở Việt Nam đã được chúng cung cấp ở trên. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc khu kinh tế và những vùng kinh tế của nước ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây